top of page
  • Photo du rédacteurkhangphudataudio

Thiết kế dàn karaoke gia đình nên lưu ý điều gì?

Bạn đã bao giờ nghe đến, tìm hiểu cũng như làm đúng những thiết kế dàn karaoke gia đình chuẩn hay chưa? Bạn có biết chúng ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng dàn karaoke gia đình của bạn hay không? Nếu bạn đang muốn tạo được sự hiệu quả tối ưu nhất cho hệ thống âm thanh của mình thì đừng bỏ qua nhưng lưu ý sau đây!





Lưu ý khi thiết kế dàn karaoke gia đình


Một bộ dàn âm thanh karaoke gia đình muốn đạt được hiệu quả cao ngoài việc có được hệ thống sản phẩm đa dạng bạn còn cần có được sự bài trí hợp lý, khoa học! Hôm nay Khang Phú Đạt Audio xin chia sẻ đến bạn những lưu ý nhỏ giúp hco việc lắp đặt thiết kế bộ dàn được hiệu quả nhất!


1. Không để đầu đĩa gần loa


Đầu đĩa CD, DVD hay đĩa than vốn có đặc trưng là rất nhạy cảm với các rung động! Nếu như bạn đặt loa quá gần các thiết bị như vậy, sóng âm từ loa sẽ vô tình tạo nên những xung động ngoại chấn, tạo nên sự rung lắc sẽ khiến cho đầu đĩa hoạt động không còn chính xác nữa! Điều này sẽ khiến cho chất âm đầu ra bị méo dẫn đến sự khó chịu cũng như hỏng hóc các thiết bị có trong bộ dàn!


2. Tránh tình trạng cộng hưởng âm


Khi thiết kế dàn karaoke gia đình một vấn đề cực kỳ được quan tâm đó là việc giảm thiểu đến mức tối đa cộng hưởng âm cho hệ thống. Bởi 1 hệ thống sẽ có nhiều loa khác nhau và chúng dễ dàng tương tác với nhau và tạo nên sự cộng hưởng âm tạo ra nhiễu và tệ nhất có thể khiến âm thanh biến mất hoàn toàn!


Để khắc phục điều này hãy tránh việc đặt loa song song với cạnh tường! Nên để loa tạo một goc s15 độ so với mặt tường, hướng mặt loa đến vị trí người nghe để tạo nên một tam giác! Bạn có thể tăng con số này lên 20 độ nếu như phòng hát của bạn có quá nhiều âm bass!


3. Sắp đặt loa hợp lý


m thanh trong bộ dàn luôn có những đặc trưng riêng cần phải nắm rõ trước khi sắp xếp chỗ ngồi trong căn phòng! Vị trí được đánh giá là tốt nhất chính là nơi có cường độ âm thanh từ loa đến tai người nghe là lớn nhất hoặc ít nhất là bằng cường độ âm phản hồi từ xung quanh! Nếu bạn cảm thấy âm thanh mình đang nghe không được như mong muốn khi đã thiết lập bộ dàn như yêu cầu của các chuyên gia thì hãy di chuyển tịnh tiến đến gần loa hơn để cảm nhận được chính xác đâu mới là vị trí mà mình cần !


4. Sử dụng vật liệu tiêu âm


Để giảm thiểu tối đa tình trạng cộng hưởng âm và méo tiếng do âm phản xạ bạn hãy sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Tốt nhất đừng để 2 bên tường bị trống. Hãy đặt vào đó những kệ sách, kệ đĩa hay hộp tán âm tự gia công bằng gỗ. Bạn có có thể thêm những màn hình hoặc dùng mousse dán cachs âm lên tường và trần của căn phòng!


Hi vọng những lưu ý khi thiết kế dàn karaoke gia đình này sẽ giúp bạn có được một hệ thống âm thanh gia đình chất lượng, ưng ý nhất!


11 vues0 commentaire
bottom of page